Chuyển đến nội dung chính

Hoàng Tử Bé - Antoine de Saint-Exupery | Review

Review sách hay - Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupery là tác phẩm được coi là xuất sắc nhất của văn học Pháp thế kỷ XX và đã được dịch qua hơn 250 ngôn ngữ. Đối với nhiều độc giả, Hoàng Tử Bé luôn mang lại nhiều cảm xúc khi được đọc và kết thúc câu chuyện. Tác phẩm được xuất bản năm 1943 và cho đến nay đã có hơn 200 triệu bản sách trên khắp thế giới.

Hoàng Tử Bé là câu chuyện kể về một cậu chàng ở tinh cầu B612 đã lạc đến sa mạc và có cuộc gặp gỡ với người phi công bị hỏng máy bay ở đây. Rồi hai người đã có những cuộc trò chuyện thú vị suốt thời gian đó, khi Hoàng Tử bé kể về những cuộc gặp gỡ khác của cậu. Người ta nói nhiều về những bài học từ Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupery. Thế nhưng tôi chỉ thấy những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của chú bé hoàng tử với các nhân vật như làm mình nhìn thấy một thứ ánh sáng rất nhẹ, rất dịu dàng trong đó. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những điều đẹp đẽ bé xíu xiu như thế. Có một đoạn trích tôi rất thích ở tác phẩm này. Nó khiến tôi muốn mỉm cười vì sự ấm áp, vì sự mở mang cho tâm hồn mình. Đó là đoạn thoại của chú cáo nhỏ:

“Và nhìn xem! Bạn thấy không, cảnh đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì.
Con cáo ngừng lời và nhìn hoàng tử bé chăm chú. Nó nói:
- Bạn làm ơn... cảm hóa mình đi!”

 
Hoàng Tử Bé - Antoine de Saint-Exupéry

Hầu hết thời gian của những người lớn toàn là để quên đi những điều như thế. Họ cứ lên tàu rồi vòng đi vòng lại rồi làm gì ấy. Nếu có ai đó gặp may, họ sẽ có được cuộc hội ngộ cùng chú bé Hoàng Tử. Nếu không, họ sẽ theo hành trình đó suốt đời và không một lần dán mặt lên cửa sổ tàu hoả xem bên ngoài có gì.

Ở bản dịch mới Hoàng Tử Bé của dịch giả Nguyễn Tấn Đại được NXB Phụ Nữ phát hành, sự khác biệt lớn nhất đến từ xưng hô của các nhân vật trong truyện. Có lẽ do đã yêu Hoàng Tử Bé ở bản dịch trước nên tôi hơi bối rối với cách xưng hô trong bản dịch này khi mới đọc. Tuy nhiên, đến khoảng 1/3 truyện thì tôi bị thuyết phục hoàn toàn. Phần xưng hô chú - cháu thực sự giúp tác phẩm trở nên gần gũi hơn.

Một ngày nắng đẹp, hãy làm một cuộc gặp gỡ với Hoàng Tử Bé, bạn sẽ thấy yêu chàng và trân trọng những gì mình có, những gì mình gặp. Bạn cũng nhận ra, việc làm người lớn thật ra cũng không phải việc nghiêm túc như bạn tưởng. Thật đấy.

Antoine de Saint-Exupéry (1900-1944) là một tác giả và phi công người Pháp nổi tiếng. Ông sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900 tại Lyon, Pháp, và mất tích vào ngày 31 tháng 7 năm 1944 trong một nhiệm vụ do thám trên biển Địa Trung Hải. Saint-Exupéry nổi tiếng với những tác phẩm như: Hoàng tử bé, Xứ con người, Bay đêm

Nguồn: Sách Xanh Xanh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Find me - Tìm em nơi anh - André Aciman

Trước khi bắt đầu với Find me của André Aciman, có rất nhiều đã khuyên tôi nên dừng lại – Dừng lại với Call me by your name là đủ rồi. Tất cả họ đều chưa đọc Find me nhưng họ đều từng “mất niềm tin” với một “phần tiếp theo” của những cuốn sách khác. Dù thế, cuối cùng tôi vẫn không cầm lòng được trước mong muốn gặp lại cậu chàng Elio ấy. Kết cấu của Find me không như tôi nghĩ ban đầu. Nhưng đây có thể là lý do quan trọng khiến tôi cảm thấy thích cuốn sách. Nó khiến tôi kiên nhẫn như chờ một điều gì đó quan trọng nhưng sẽ đến rất muộn. Chờ đợi như điều tất nhiên phải thế. Tôi đọc Find me phần nhiều vì muốn gặp lại Elio, muốn biết sau nhiều năm, chàng trai ấy sẽ ra sao. Có thể việc tôi tự tin mà đọc đến từ việc đã nghe loáng thoáng ở đâu đó cái kết cho tình yêu của cậu. Một cái kết đẹp. Thế nhưng đến cuối cùng, Find me mang lại cho tôi nhiều hơn thế. Trong khi chờ đợi để gặp cậu, tôi hiều thêm về tình yêu, về thời gian, về cách tình yêu tồn tại. Những thứ quan trọng trong cuộc đời ta, th

Review Rừng Na Uy - Haruki Murakami

Rừng Na Uy là cuốn sách tôi chần chừ rất lâu mới đọc, dù muốn đọc coi cuốn sách nổi tiếng này có gì. Trước đó tôi đã đọc Biên niên ký chim vặn dây cót quá ám ảnh với cái giếng. Vì vậy nên khi mở ngẫu nhiên và gặp "cái giếng" ở Rừng Nauy đã làm tôi chựng ngay lập tức gấp sách và phải gần 2 năm sau mới quyết định đọc. Khi bắt đầu, tôi đã sẵn sàng cho một câu chuyện đầy rẫy những sự u tối với những nhân vật luôn có sự "trống hoác" trong tâm hồn, luôn bị tước mất những niềm vui hay sức sống tuổi trẻ - theo rất nhiều cách. Thực tế, ở Rừng Na Uy vẫn là những thứ đó: tổn thương, trống rỗng, mất phương hướng và luôn tìm kiếm. Thế nhưng ở đây tôi có cảm nhận sâu sắc về hành trình để đến với sự thấu hiểu. Mỗi nhân vật của Haruki Murakami , theo con đường mình chọn, đều nỗ lực để tìm kiếm sự thấu hiểu - một cách rất tích cực. Về những mối quan hệ của Watanabe. Naoko với cậu giống một mắt xích từ quá khứ. Mình nghĩ nó là sự tôn thờ, nâng niu những gì của cái như "ngôi đền